Bảo tồn, tiết kiệm năng lượng

Energy conservation

Saturday, June 04, 2005

Chia sẻ kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng

Hơn bao giờ hết, hiện nay đối với các ngành công nghiệp chủ lực như xi măng, thép, kính, gốm sứ, dệt nhuộm và vật liệu xây dựng, vấn đề tiết kiệm năng lượng trở nên rất bức xúc. Giá xăng dầu càng ngày càng cao, Nhà nước không thể bao cấp mãi, và giá tăng là điều tất yếu.

Đối với các nhà máy này, có ba biện pháp chính có thể áp dụng để tiết kiệm năng lượng:

- Tăng hiệu suất của các thiết bị trao đổi nhiệt như lò hơi, giàn lạnh, máy chưng cất.

- Cải tiến công nghệ để tăng công suất, giảm thời gian, giảm tiêu hao điện năng.

- Sử dụng các loại nhiên liệu mới như xăng pha cồn, diesel pha cồn, hỗn hợp nhũ tương mazút và nước.

Các biện pháp nêu trên không phải là mới mẻ, các nước trên thế giới đã áp dụng từ lâu, ở đây chúng tôi chỉ muốn trình bày thêm về lợi ích và cách thực hiện các biện pháp đó ra sao.

Mối quan hệ giữa độ tiêu tốn nhiên liệu với độ dày lớp cáu cặn lò hơi. (Theo số liệu của viện công nghệ Dzerzinskij LB Nga).

Qua các nghiên cứu về ảnh hưởng của lớp cáu cặn bám trên thành ống lò hơi, thiết bị trao đổi nhiệt tới mức độ tiêu tốn nhiên liệu, các chuyên gia trong ngành nhiệt đã đưa ra được mối liên hệ như sau: Khi độ dày của lớp cáu cặn là 1mm thì lò hơi tiêu tốn nhiên liệu hơn định mức từ 2 đến 3%.

Nhằm tăng hiệu suất của lò hơi và bảo vệ môi trường ( không dùng hóa chất để xử lý nồi hơi), chính phủ Hàn Quốc ra một bộ luật là tất cả các lò hơi trước khi đưa vào vận hành phải lắp thiết bị chống cáu cặn bằng phương pháp siêu âm USP (ultrasonic scale preventer).

Đây là một thiết bị bao gồm một bộ nguồn phát ra dao động điện có tần số 22 Kz. Các dao động điện được chuyển qua dây dẫn cao tần sang các đầu biến đổi để chuyển thành dao động sóng. Các đầu biến đổi được hàn trực tiếp lên thành lò hơi và phát ra sóng siêu âm để phá cáu cặn đã có hoặc phòng không cho bám cáu mới lên thành ống nước, ống lửa. Dĩ nhiên chi phí lắp đặt cũng là điều phải cân nhắc. Thoạt nhìn thì một số người có thể nói là giá thiết bị cao, nhưng nếu đặt bút tính toán một cách khoa học thì ta thấy rõ thời hạn thu hồi vốn khi lắp USP rất ngắn.

Với một lò hơi 6 tấn, một tháng phải chi phí tiền hóa chất vệ sinh khoảng 6-7 triệu đồng. Nhưng lớp cáu thì vẫn không thể phá hoàn toàn, có thể còn khoảng 1-1.5 mm, như vậy đã mất đi khoảng 3-4% nhiên liệu.

Một lò hơi 6 tấn hơi một tháng đốt hết khoảng 180.000 lít dầu, nếu tiết kiệm được 3% thì một tháng tiết kiệm được 5400 lít hay 21.000.000đ.

Một bộ chống cáu cặn cho lò 6 tấn tùy theo mác hiệu có giá từ 120.000.000 đ.

Dùng hóa chất truyền thống Dùng thiết bị siêu âm chống cáu cặn

vnd
vnd
Chi phí mua hóa chất/tháng 7.000.000 Giá thiết bị siêu âm chống cáu cặn cho lò hơi 6 tấn 120.000.000
Mất do tiêu phí nhiên liệu quá định mức/tháng 21.000.000


28.000.000

Thời gian hoàn vốn là 120tr : 28tr = 4,3 tháng.

Như vậy chỉ trong 5-6 tháng là thu hồi vốn, và sau đó cứ mỗi tháng tiết kiệm được 28.000.000đồng. Một năm tiết kiệm được 28.000.000 x 12 = 336.000.000 đồng. Chưa kể đến việc không phải dùng hóa chất để làm vệ sinh lò sẽ giúp bảo vệ môi trường, công nhân không phải dừng lò để làm vệ sinh, đảm bảo cung cấp ổn định nguồn hơi để sản xuất. Và dĩ nhiên đốt càng ít dầu thì càng tiết kiệm và càng ít ô nhiễm môi trường không khí.

Một phương pháp khác tiết kiệm nhiên liệu là dùng hỗn hợp nhũ tương mazút và nước để đốt.

Ta trộn thêm vào dầu đốt 15-20% nước và tán mịn trộn đồng nhất để tạo nhũ tương mazút nước.

Việc tạo nhũ tương để đốt tốt hơn thì ở các nước châu Âu, đặc biệt là Nga, Đức, Canada, Mỹ… đã bắt đầu sử dụng khoảng 30 năm trước, ở Việt Nam đã có đề tài cấp quốc gia năm 1993 của tiến sỹ Lê Mười. Mặc dù vậy, kể cả ở châu Âu và Việt Nam, hiệu quả của việc tạo nhũ tương thời gian trước đều chưa thực sự thuyết phục. Nguyên nhân không phải là do công nghệ mà do thiết bị để tạo nhũ tương chưa hoàn thiện.

Cách đây khoảng 4-5 năm các chuyên gia trong lĩnh vực chế tạo nhiên liệu động cơ tên lửa của Nga đã chế tạo thành công thiết bị trộn đồng nhất bằng phương pháp siêu âm CHS 6, CHS-14 (cavitation homogenizing system) có thể tán mịn các chất lỏng hoặc nhiên liệu xuống còn khoảng 1-5mc, và trộn đồng nhất nó, tạo ra nhũ tương có tính ổn định không dưới 1 năm. Các lợi thế của việc đốt nhũ tương tạo ra từ thiết bị này:

- Đốt nhũ tương này tiết kiệm từ 11-18% dầu FO.

- Giảm lượng CO, NOx, SOx trong khí thải xuống 60-80%.

Nếu xí nghiệp đốt một tháng khoảng 400-500.000 lít dầu thì một tháng tiết kiệm được 40-50.000 lít dầu tương đương với 160-200 triệu đồng. Sử dụng thiết bị này sẽ thu hồi vốn tối đa trong vòng 5-6 tháng. Ngoài ra ta có thể dùng thiết bị này để xử lý nước dằn tàu có lẫn dầu, loại bỏ hoàn toàn vấn đề tách nước lẫn trong dầu, cũng như có thể trộn thêm vào dầu FO một lượng dầu nhờn phế, cặn dầu, dầu ép từ hạt điều…

Một ứng dụng hết sức quan trọng là thiết bị này có thể trộn lẫn cồn vào xăng để tạo ra xăng pha cồn. Các máy trộn truyền thống không thể trộn lẫn được cồn và xăng vì cồn và xăng có trọng lượng riêng khác nhau, (trọng lượng riêng của cồn là 785 và xăng 730 kg/m3).

Tham khảo thêm các tính năng của thiết bị chống cáu cặn và thiết bị trộn đồng nhất bằng phương pháp siêu âm CHS 6, CHS-14 tại địa chỉ website: http://www.garan.com.vn hoặc liên hệ với Công ty TNHH GARAN: Tel: 8 9973844, fax 8 9973845, Email: info@garan.com.vn; 306 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP HCM.

Công ty TNHH GARAN

Độc giả có thể trao đổi kinh nghiệm tại đây.