Bảo tồn, tiết kiệm năng lượng

Energy conservation

Monday, November 28, 2005

Nói Về Ðiện Năng Xài Trong Nhà



Thưa quí bạn hôm nay tôi xin trình bày cùng quí bạn về mức tiêu thụ điện năng của các dụng cụ chạy điện trong nhà. Từ đó quí bạn suy ra cách giảm bớt được tiền điện, mà cũng không làm quí bạn cảm thấy như là mình quá “hà tiện”. Hy vọng bài nầy giúp ích được phần nào cho quí bà nội trợ.

Nhiều gia đình ban đêm không dám mở đèn, có bà nội trợ thấy ai mở đèn để cho sáng sủa nhà cửa là vội đi tắt ngay, trong khi đó lại nấu ăn bằng bếp điện giờ nầy qua giờ nọ. Tôi cũng biết có người ra khỏi nhà chừng một giờ đồng hồ cũng vặn tắt máy sưởi hay máy lạnh. Có người không dám mở TV coi, trong khi đó thì để cái computer chạy 24/24 không bao giờ tắt. Những ngộ nhận nầy thường do một số người không biết rõ là mỗi thứ máy móc đã “ăn điện” nhiều ít ra sao. Xin quí bạn đọc tiếp sẽ có một ý niệm chính xác hơn. Cũng như những bài khác xin quí vị thợ điện quay mặt đi một tí cho tôi múa rìu chơi.

Bây giờ xin đi từ căn bản: Các dụng cụ dùng điện tiêu thụ điện bằng đơn vị là Watt. “Nhà đèn” tính tiền điện bán cho chúng ta theo giá biểu là 15 xu cho mỗi KWh. Giá biểu nầy thay đổi theo vùng, theo từng công ty điện, thường thì rẽ hơn…Từ đây tôi tính tiền điện phải trả theo giá biểu 15 xu một KWh. Xin quí bạn ở Âu Châu và trong nước lưu ý là người Mỹ dùng dấu chấm (.) thay cho dấu phết (,) ngược với trong nước và bên Au Châu. Một đồng rưởi người Mỹ viết một chấm năm đô la, còn người Việt Nam mình viết một phết năm đô la. Ở bài nầy tôi dùng cách viết kiểu người Mỹ để cho khỏi nhầm lẫn, vì đa số độc giả hiện ở tại Mỹ.

Chúng ta biết 1 KW=1000 Watt, nhưng nhà đèn khi tính tiền lại thêm chữ h trong KWh làm một số người bối rối. Chữ h ở đây là hour, là giờ.

Giải thích thì dông dài, chỉ cần cho thí dụ quí vị sẽ thấy ngay cách tính toán: Một cái TV ăn điện 200 Watt, tức là 0.200 KW. Nếu cái TV nầy được mở chạy trong một giờ thì tiêu thụ hết 0.200 KWh. Tính ra tiền đện phải trả là $0.15 x 0.200 KWh = $0.03 hay là 3 xu. Mỗi ngày xem TV 6 giờ (quá nhiều chăng) phải trả tiền điện là 18 xu.

Từ thí dụ nầy chúng ta thấy một bóng đèn 60 W cháy trong một giờ tốn $0.15 x 0.060 KWh = $0.009, chưa tới 1 xu.Vậy câu hỏi đặt ra là quí bà nội trợ buổi tối có nên đi vòng vòng tắt từng bóng đèn đang sáng hay không. Tiền mua thực phẩm (tạo ra năng lượng) để quí bà dùng đi tới lui tắt từ bóng đèn không cần tới, có khi tốn hơn là tiền điện phải trả (tôi nói đùa thôi).

Nhân đây xin nói thêm loại đèn cháy sáng bằng sợi tim tungsten (kim loại khó nóng chảy, ký hiệu (W) thường là loại bóng tròn (incandescent filement) là loại ăn điện nhiều nhất. Ðiện năng do chúng phát ra ánh sáng thì ít mà phát ra nhiệt thì nhiều. Thí dụ trong nhà quí vị có 5 bóng 100 Watt cháy sáng cùng lúc thì nhiệt lượng phát ra đáng kể lắm, mùa hè nóng nực làm cho máy lạnh phải chạy nhiều thêm, do vậy vừa hao điện cho bóng đèn vừa hao điện cho máy lạnh. Ngày nay người ta thường dùng đèn “néon”(fluorescent) để thay vào. Chữ néon người Việt Nam mình quen dùng nhưng sai nghĩa thực sự của nó. Bóng đèn trong hình sáng bằng bóng tungsten 100 Watt mà chỉ ăn điện có 23 Watt. Có cái bẩy ở đây nghe quí vị. Bóng neon bền gấp nhiều lần bóng đèn cổ điển, ít hao điện hơn nhiều, nhưng quí vị lưu ý tại Mỹ một đô la mua được chừng 4 bóng tungsten khi sale, còn bóng neon bên trên có sale cũng $2, mua thình lình giá cũng có khi lên tới $5 hay $10. Chưa chắc xài bóng neon rẽ hơn bóng thường. Có lợi là trong mùa hè nó phát nhiệt ít đi, đở làm nóng nhà cửa. Quí vị chỉ cần vặn lấy bóng đèn tròn tungsten ra, vặn cái bóng loại như trong hình vào là xong.

Tiền điện dùng thắp sáng không là bao nhiêu cả, nhưng nấu ăn bằng bếp điện thì lại khác xa: Bếp điện trung bình có mức ăn điện là 1500 Watt. Vậy trong một giờ nấu ăn nó tiêu thụ 1500 KWh tính ra tiền điện phải trả là $.15 x 1.5KWh = $0.225 hay là 22 xu rưởi. Trong 1 ngày nấu ăn 2 giờ (cho là chỉ xài 1 cái bếp) tiền điện sẽ là 45 xu. Một tháng 30 ngày phải trả 13.5 đô la. Trong khi đó cái bàn ủi cũng ăn chừng đó diện, 1500 Watt, nhưng trong thực tế không hao tiền bằng cái bếp. Lý do là khi quí vị mở bàn ủi lên chỉ vài phút sau là tới nhiệt độ mong muốn, nó tự động tắt, cho tới khi nhiệt độ hạ hơn mức do quí bạn qui định (set) thì nó mới ăn điện lại. Thí dụ ủi quần áo 1 giờ thì thời gian bàn ủi ăn điện chỉ chừng 20 phút. Bếp điện cũng vậy cũng tới nhiệt độ set trước là cúp điện, nhưng nên lưu ý là nồi niêu son chảo và thực phẩm nặng kí và nhiều hơn quần áo, cho nên chúng cần nhiều nhiệt năng hơn để đun cho nóng. Cũng giống như nấu sôi 1 tách nước nhanh hơn nấu sôi 1 bình nước lớn. Tôi không muốn nói bằng công thức vật lý, nhưng tin rằng quí bạn hiểu điều tôi giải thích.

Tất cả các dụng cụ dùng trong nhà đều có ghi sức tiêu thụ điện bằng đơn vị Watt như hình bên cạnh.

Quí bạn thấy cần đi xa chút nữa không? Có người rời khỏi nhà chừng 1 tiếng đồng hồ là vội tắt máy lạnh hay máy sưởi, nghĩ rằng làm vậy để tiết kiệm điện. Thật sự thì trong một tiếng quí vị tắt máy lạnh không khí trong nhà kể cả bàn ghế tủ giường mọi vật trong nhà bị nóng lên khi về mở máy lạnh lại thì máy lạnh phải chạy lâu hơn để làm nguội bớt đi các vật nầy, thời gian máy lạnh chạy phải khá lâu so với khi không tắt.

Do vậy chẳng tiết kiệm chi cả, chỉ mất công thôi. Tuy nhiên nếu quí bạn đi làm rời nhà 8 tiếng thì nên tắt.

Một ngộ nhận vui vui là có anh bạn đi Las Vegas vào mùa nóng, khi vào phòng khách sạn vôi mở máy lạnh, cho chạy với độ lạnh tối đa, vặn kim tới mức thấp nhất là 45 độ F, cứ nghĩ như vậy là mau lạnh. Ngủ một giấc tới khi thức dậy thấy rét run, máy lạnh khách sạn sang tốt thật. Người bạn nầy tưởng vặn tối đa thì lạnh nhanh, thật sự máy lạnh chạy có một vận tốc thôi, và vận tốc nầy là tối đa, cho tới khi đúng độ lạnh qui định, thí dụ 70 độ F, thì ngưng chạy chờ tới khi nhiệt độ trong phòng lên 71 độ thì bật chạy lại. Quạt gió của máy lạnh mới có hai hay nhiều vận tốc mạnh yếu khác nhau. Quạt thổi gió của máy lạnh và máy làm lạnh là hai bộ phận khác nhau.

Quí bà nội trợ cũng nhầm lẫn tương tợ khi xài bếp điện, cứ nghĩ là vặn tối đa như khi dùng bếp gas là lửa sẽ mạnh thức ăn mau chín. Không đúng vậy đâu, đa số bếp điện chỉ có một công suất một, nút vặn chỉ có giá trị ở chỗ set độ nóng tới mức nào mà thôi, không làm lửa mạnh thêm. Khi nào nóng đúng độ qui định thì nó tự cúp điện, khi vật được nấu nguội lại đôi chút thì bếp lại tự động mở điện lại. Vặn tối đa có nghĩa là ra lịnh cho nó nóng lên dến nhiệt độ thật cao (khét) mới được cúp điện, chớ không có nghĩa là nóng thật nhanh. Bàn ủi điện cũng vậy, chỉ có một công suất duy nhất, vặn tối đa có nghĩa là khi ủi sẽ chảy quần áo nilon, chớ không có nghĩa là nóngnhanh.

Ở cuối bài nầy tôi sẽ đưa ra con số tiền điện phải trả tính sẳn cho hầu các dụng cụ xài trong nhà.

Quí bạn căn cứ vào đó mà biết được là nên tiết kiệm ở dụng cụ nào, nơi nào không đáng tiết kiệm. Những con số trong bản tính toán bên dưới là chánh thức. Hôm nào quí ông mở TV xem mươi phút rồi ngủ khò không tắt bị bà xã rầy thì cứ đưa nó ra để mà biện hộ được phần nào “tội lỗi”. Vì tôi phải kèm thêm bản chiết tính nên buộc lòng phải dùng dạng PDF cho riêng bài nầy.

Hy vọng bài viết ngắn nầy giúp quí bằng hữu phần nào về điện năng dùng trong nhà.

Huỳnh chiếu Ðẳng (viết lần đầu ngày 7-Nov-05)

Sau Đây Là Phần Phụ Lục Về Độ Tiêu Thụ Điện

Của Các Dụng Cụ Xài Trong Nhà.

Refrigeration

Refrigeration costs are based on current models. Older, less efficient

models could have running costs up to 100% higher.

Monthly cost

Fridge/freezer (2 door, 500 litres) $11–$14

Fridge/freezer (2 door, 350 litres) $9–$12

Fridge/freezer (2 door, 250 litres) $8–$10

Bar fridge $4–$5

Freezer (chest or vertical, 300 litres) $8–$11

Freezer (chest or vertical, 200 litres) $4–$6

Freezer (chest or vertical, 150 litres) $4–$5

Hot water systems

Monthly costs assume a water usage of 180–260 litres/day.

Monthly cost

Day rate (instantaneous) systems $56–$78

Off-peak storage (Y8 or J8 tariff) $23–$31

Off-peak storage (Y6, YT, J6 or JT tariff) $19–$26

Solar hot water (electric boosted) $8–$10

Laundry

Hourly cost

Clothes dryer 35c

Washing machine 13c

Lighting

Hourly cost

Combined bathroom fan/heater/light 19c

Incandescent globe—100W 1c

Compact fluorescent globe—11W 1c every 6 hours

Compact fluorescent globe—20W 1c every 4 hours

Fluorescent tube—20W 1c every 4 hours

Fluorescent tube—40W 1c every 2 hours

Quartz halogen globe—50W 1c every 2 hours

Cooking

Hourly cost

Microwave oven 22c

Oven (conventional or fan-assisted) 27c–38c

Horizontal griller up to 30c

Hotplate (on maximum setting) 19c–31c

Frypan/deep fryer 18c

Toaster (two slice) 10c

Sandwich maker 10c

Blender/food processor 6c

Coffee percolator 9c

Electric jug 23c

Appliances

Hourly cost

Dishwasher—cold water connection 28c

Dishwasher—hot water connection 24c

Electric blanket—double 2c

Electric blanket—single 1c

Electric clock 1c every 2 days

Electric drill 9c

Electric saw 14c

Hair dryer 22c

Home computer 1c

Iron 14c

Spa bath with 5 kW heater 74c

Stereo system 0.6c

Swimming pool filter pump (1 HP or 750W) 11c

Television—console 3c

Television—portable 1c

Vacuum cleaner 14c

Video cassette recorder 1.4c (in use)

Water bed 1.5c

Average standby Annual cost

energy use (watts) (approx.)

Television 10 $13

Clock radio 4 $5

VCR 8 $10

Stereo 10 $13

Mobile phone charger 1 $1

Personal computer 2$2

Computer monitor 5 $7

Printer 8 $10

Microwave oven 4 $5

Cordless phone 3 $4

Standby energy consumption

Most households contain appliances which consume electricity even when

they are not operational. This is generally referred to as ‘standby’ energy

consumption, and can amount to over 10% of total electricity used in a

typical home.

Appliances and equipment with a standby mode include VCRs, televisions,

home entertainment systems, air conditioners, battery chargers, whitegoods

(except refrigerators), and any other equipment which consumes power while

not performing its primary function.

The following table provides a guide to the standby wattage and average

annual standby energy cost for various appliances.

Heating

All monthly costs assume heating is used for 8 hours per day in Melbourne.

Running costs can vary considerably based on such factors as heater size and efficiency, thermostat setting, length of use and building efficiency.

Portable heaters

Hourly cost Monthly cost

Oil-filled column heater or fan heater (1.2 kW) 11c–18c $26–$43

Oil-filled column heater or fan heater (2.4 kW) 21c–35c $52–$85

Bar radiator/strip heater (1.2 kW) 18c $43

Bar radiator/strip heater (2.4 kW) 35c $85

Space heaters

The following figures are based on heating an area of 60 m2 to 21°C. Calculations for the size of your rooms can be estimated proportionately

from these. Most older homes would have costs towards the higher end of the range. Lower figures would apply to fully insulated houses.

Hourly cost Monthly cost

Reverse cycle air conditioner (1–2 star rating) 21c–27c $52–$65

Reverse cycle air conditioner (4–6 star rating) 12c–15c $30–$35

Off-peak heat bank 15c–19c $39–$54

Day rate fan heater 37c–47c $91–$114

Central heating

All figures are given for homes of 150 m2 with 2.4 m ceilings. Calculations for larger or smaller homes can be estimated proportionately from these.

Lower figures are for fully insulated houses. Energy smart homes can reduce these costs by up to 30%.

Note: in-slab heating runs 24 hours per day.

Hourly cost Monthly cost

In-slab heating (heating whole home to 18°C) 10c–15c $75–$110

In-slab heating

(heating living areas to 18°C, other areas to 16°C) 9c–11c $58–$83

Radiant ceiling heating (heating whole home to 18°C) 43c–60c $104–$151

Radiant ceiling heating

(heating whole home to 18°C, other areas to 16°C) 28c–43c $71–$102

Ducted reverse cycle air conditioning

(heating whole home to 21°C) 44c–63c $109–$157

Ducted reverse cycle air conditioning

(zoned system—bedrooms and living areas heated at separate times to 21°C) 26c–37c $63–$94

Cooling

Monthly costs assume cooling is used for 4 hours per day.

Hourly cost Monthly cost

Fan (portable or ceiling) 1c approx. $1.60

Evaporative cooler (portable) 2c approx. $6.50

Evaporative cooler (ducted) 10c–14c $23–$34

Reverse cycle air conditioner

(window/wall or split system, 1–2 star rating) 33c–35c $42–$47

Reverse cycle air conditioner

(window/wall or split system, 4–6 star rating) 24c–37c $30–$35

Reverse cycle air conditioning (cooling whole home) 55c–80c $71–$102

Ducted reverse cycle air conditioning

(zoned system—bedrooms and living areas cooled at separate times) 32c–47c $37–$55

Huỳnh Chiếu Ðẳng (huy017@juno. com)